Thừa cân béo phì và những điều bạn cần biết để bảo vệ sức khoẻ

Thừa cân, béo phì là hai vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong xã hội. Với lối sống hiện đại, chế độ ăn uống thiếu điều độ cùng thiếu vận động khiến chúng ta dễ dàng rơi vào tình trạng thừa cân béo phì một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thừa cân béo phì, từ đó có những giải pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. 

Thừa cân béo phì ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay

Thừa cân béo phì ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay 

1. Thừa cân béo phì là gì?  

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng và gộp chung 2 trạng thái thừa cân và béo phì làm một. Tuy nhiên, đây là hai trạng thái cơ thể hoàn toàn khác nhau.  

Theo khái niệm được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới, thừa cân là tình trạng cơ thể tích tụ mỡ thừa một cách dễ dàng do dư thừa calo từ chế độ ăn uống và không có đủ hoạt động thể chất để đốt cháy lượng calo đó. 

Béo phì và thừa cân là hai trạng thái cơ thể khác nhau

Béo phì và thừa cân là hai trạng thái cơ thể khác nhau 

Béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Bệnh lí này xảy ra là do chế độ ăn uống thiếu hiểu biết, nhiều đường và thiếu hoạt động thể chất trong thời gian dài là những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. 

Tình trạng thừa cân béo phì thường được xác định thông qua chỉ số BMI hay còn gọi với tên là Chỉ số khối cơ thể. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể của mỗi người. Do chỉ số khối cơ thể dùng để mô tả mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao nên nó cũng liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bổ trong cơ thể mỗi chúng ta.  

Công thức tính Chỉ số khối cơ thể như sau:  

BMI = Trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) / bình phương chiều cao (tính bằng mét). 

Để biết bản thân có đang trong tình trạng thừa cân hay béo phì không, các bạn có thể tham khảo các chỉ số trong bảng dưới đây:  

Bảng phân loại thể trạng cơ thể của một người dựa vào chỉ số BMI

Bảng phân loại thể trạng cơ thể của một người dựa vào chỉ số BMI

Từ bảng trên ta thấy, nếu chỉ số BMI của bạn từ 25 trở lên, bạn đã bắt đầu gặp tình trạng thừa cân. Chỉ số càng cao, nghĩa là thể trạng béo phì càng tăng. Và đây cũng là một trong các nguy cơ khiến bạn gặp các loại bệnh lí liên quan cao hơn.  

2. Nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì 

Như vậy chúng ta đã biết được thừa cân béo phì là gì cũng như cách để xác định xem cơ thể chúng ta có đang gặp tình trạng này hay không. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để xác định biện pháp phòng tránh.  

Có nhiều yếu tố chính dẫn đến thừa cân và béo phì, bao gồm: 

- Chế độ ăn uống không cân bằng: Tiêu thụ quá nhiều calo so với lượng calo cần thiết cho cơ thể. Cơ thể của chúng ta cần calo để duy trì các hoạt động sống. Mà calo lại được cung cấp dựa vào thực phẩm mà chúng ta ăn uống thường ngày. Tuy nhiên, tuỳ theo tình trạng cơ thể và mức độ vận động, mỗi người sẽ có mức tiêu thụ calo trong ngày nhất định. Vậy nên, nếu bạn nạp thừa mức calo cần thiết trong ngày, chúng sẽ trở thành mỡ tích luỹ trong cơ thể để làm năng lượng dự trữ. Dần dần, lượng mỡ thừa sẽ tích luỹ ngày càng nhiều, khiến chúng ta gặp tình trạng thừa cân, béo phì.  

Chế độ ăn uống không cần bằng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây thừa cân béo phì

Chế độ ăn uống không cần bằng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây thừa cân béo phì

- Thiếu hoạt động thể chất: Vận động cũng cần sử dụng calo, mức vận động càng lớn, lượng calo cần sử dụng càng nhiều. Vậy nên, nếu không đủ lượng hoạt động vận động thường xuyên để đốt cháy mỡ, phần mỡ đó sẽ trở thành mỡ thừa tích luỹ trong cơ thể. 

- Yếu tố di truyền: Chúng ta thừa hưởng gen của bố mẹ. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh thừa cân, nghĩa là cơ địa dễ dàng tích mỡ thừa, vậy thì khả năng tích mỡ của chúng ta cũng sẽ cao hơn so với người khác. Vậy nên cần phải vô cùng chú ý ăn uống, vận động.  

 3. Tác hại của bệnh béo phì đối với sức khoẻ  

Thừa cân, béo phì có rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta. Nó có khả năng biến chứng và thể hiện qua các bệnh sau:  

3.1. Hội chứng chuyển hóa 

Bệnh béo phì có thể khiến chúng ta tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về tim, tiểu đường hoặc đột quỵ. Nếu có một trong 3 dấu hiệu sau, bạn có khả năng đã mắc hội chứng chuyển hoá:   

  • Kích thước vòng eo lớn. 

  • Mức độ chất béo trung tính Triglyceride trong máu cao. 

  • Huyết áp cao. 

  • Lượng đường trong máu cao ngay cả khi nhịn ăn. 

  • Mức cholesterol HDL trong máu thấp. 

  • Hội chứng chuyển hóa liên quan chặt chẽ đến thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất. 

Thừa cân béo phì là một trong các nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch

Thừa cân béo phì là một trong các nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch 

3.2. Béo phì tăng khả năng gây ung thư 

Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh Béo phì thường có khả năng mắc một số loại ung thư cao hơn so với những người có chỉ số bình thường khác. Một số loại ung thư mà người mắc bệnh béo phì dễ mắc gồm:  

  • Ung thư vú (gặp ở phụ nữ mắc bệnh béo phì sau mãn kinh) 

  • Ung thư đại trực tràng hoặc ung thư thực quản.  

  • Ung thư gan, tuỵ, đường mật, thận...  

  • Ung thư buồng chứng, ung thư tử cung... 

Trong đó, ung thư vú và ung thư trực tràng là 2 bệnh phổ biến thường gặp ở người béo phì.

4. Cách phòng ngừa và giảm cân đối với tình trạng thừa cân béo phì  

a. Phòng ngừa: 

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả, giảm thiểu đồ ăn nhanh và thực phẩm có nhiều đường. 

- Hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

- Điều chỉnh lối sống: Giảm stress và ngủ đủ giấc. 

b. Cách giảm cân 

- Thay đổi lối sống: Tăng cường vận động và ăn uống lành mạnh. 

- Hỗ trợ y tế chuyên nghiệp: Có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về thừa cân và béo phì, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng ngừa và điều trị. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, hãy chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống hợp lý.  

Nếu muốn học được càng nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khoẻ, hãy đăng kí ngay khoá học tại “Học viện dinh dưỡng Nutrime” để được cô Hiền cùng các Chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực dinh dưỡng bật mí càng nhiều bí quyết hay ho nhé! 

Bài viết cùng danh mục

HỌC VIỆN DINH DƯỠNG NUTRIME

SĐT: 0394-291-086

Email: cskh@nutrime.vn